• Diện tích: 377.815 km2
  • Dân số: 127.4 triệu người
  • Thủ đô: Tokyo
  • Tiền tệ: Yên Nhật – JPY
  • Các thành phố lớn: Tokyo, Nagoya, Osaka, Fukuoka, Hiroshima, Kyoto…

Vị trí địa lý:
Nằm ở Đông Á, phía Tây của Thái Bình Dương, Nhật Bản là một quốc đảo gồm 4 đảo chính, Honshu (本州), Hokkaido (北海道), Kyushuy (九州) và Shikoku (四国), nhiều dãy đảo và khoảng 3.900 đảo nhỏ. Trong đó, đảo Honshu chiếm trên 60% diện tích cả nước. Nhật Bản cũng thường được biết đến với rất nhiều núi và núi lửa, tiêu biểu là ngọn núi cao nhất, biểu tượng của đất nước hoa anh đào – núi Phú Sĩ. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.

Giới Thiệu về Đất Nước Nhật Bản

Tổng diện tích của Nhật Bản là 377.815 km², nằm xoải theo bên sườn phía Đông lục địa Châu Á và đứng thứ 60 trên thế giới về diện tích.

Đặc điểm về khí hậu
Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt. Mùa hè ấm và ẩm, bắt đầu khoảng giữa tháng 7; Mùa Xuân và mùa Thu là những mùa dễ chịu nhất trong năm. Vì có mưa nhiều và khí hậu ôn hòa nên trên khắp quần đảo Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ và cây cối xanh tốt. Vì là một quần đảo ở phía Tây Thái Bình Dương, nên Nhật Bản cũng thường xuyên phải hứng chịu những thiên tai như bão, sóng thần, động đất. Tuy nhiên, với hệ thống cảnh báo phát triển, những nhà trắc địa và nghiên cứu khí hậu Nhật Bản đã có thể dự báo và đo lường những tình huống thời tiết xấu ở một mức độ nhất định để cảnh báo cho người dân.

Kinh tế
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Tuy nhiên, được biết đến như “đất nước mặt trời mọc” với nền kinh tế phát triển, các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao độ trong những năm 1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục.

Nhật Bản là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới.

Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật.

Giao thông
Tại Nhật Bản, 15 phút là quá xa để đi bộ từ nhà bạn đến một ga tàu, nước miễn phí ở khắp mọi nơi và đồ đạc gần như không thể thất lạc. Giao thông công cộng tại Nhật phát triển đáng kinh ngạc, thường thì chỉ 5 đến 10 phút đi bộ là bạn đã có thể tìm thấy một nhà ga, chưa kể đến những điểm trung tâm như Tokyo thì chỉ cần khoang 2 đến 3 phút. Nếu ở trong nội thành, bạn gần như không bao giờ cần đến phương tiện các nhân vì có sẵn tàu điện và xe bus đi tới mọi địa điểm. Nếu muốn di chuyển giữa các thành phố, bạn có thể chọn bus đường dài, tàu điện, Shinkansen, máy bay, tàu thuyền tùy theo mức độ nhanh, giá cả và sự thoải mái khác nhau.

Trong đó, bus đường dài và các hãng hàng không giá rẻ là sự lựa chọn ưu việt nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, còn nếu muốn tiết kiệm thời gian bạn có thể chọn máy bay. Bạn có thể mua vé tàu thông qua các hệ thống máy bán vé tự động hoặc mua thẻ Suica – một loại thẻ thanh toán cho các phương tiện giao thông công cộng tại Nhật mà bạn có thể nạp tiền qua hệ thống máy ở các nhà ga.

Bên cạnh đó, đường sắt Nhật Bản được coi là hệ thống đường sắt an toàn nhất thế giới với độ chính xác cao. Theo các bạn sinh viên tại Nhật cho biết thì chưa bao giờ thấy tàu điện tại Nhật sai đến 30s trong điều kiện bình thường, tàu chỉ chậm tuyến hoặc bị tạm dừng khi có gió bão, tuyết.

Hệ thống giáo dục Nhật Bản: 

Hệ Thống Giáo Dục Nhật Bản

Ở Nhật Bản, hệ thống giáo dục có nhiều đặc điểm khác với Việt Nam. Nếu Ở Việt Nam chúng ta có 5 năm Cấp I, 4 năm Cấp II, 3 năm Cấp III, và 4 năm Đại học thì ở Nhật Bản học sinh lại phải trảỉ qua 6 năm Cấp I, 3 năm Cấp II, 3 năm Cấp III và 4 năm Đại học. Nhật Bản cũng có nhiều loại trường học như ở Việt Nam.

  • Mẫu giáo (1 đến 3 năm)
  • Tiểu học ( 6 năm, từ 6 đến 12 tuổi)
  • Trung học cơ sở ( 3 năm, từ 13 đến 15 tuổi)
  • Trung học phổ thông ( 3 năm)
  • Cao đẳng (2năm, có khoa học 3 năm)
  • Cao đẳng kỹ thuật ( Từ 5 đến 5,5 năm)
  • Đại học ngắn hạn ( 2 năm)
  • Đại học chính quy ( 4 năm)
  • Trường dạy nghề (1 năm trở lên)
  • Trường trung cấp ( 1 năm trở lên)

Trong hệ thống này giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc, từ bậc Trung học phổ thông không bắt buộc. Tỷ lệ học cấp III hiện nay của Nhật là gần 100%. Nhật Bản hiện đang có chủ chương phổ cập giáo dục bậc Phổ thông trung học. Tỷ lệ học đại học của Nhật hiện chỉ đứng sau Mỹ( khoảng 50%).

Hiện nay Nhật Bản đang thực hiện các chính sách thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập. Rất nhiều trường Dự bị tiếng được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho sinh viên nước ngoài. Như trường Kurume, Koiwa, Ngoại ngữ Osaka…Ngoài ra chính phủ Nhật còn hỗ trợ cho lưu học sinh thông qua các chương trình học bổng như Học bổng toàn phần, miễn học phí, hỗ trợ tiền thuê nhà, ăn ở…

Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục đầu tư cho giáo dục nhằm đưa Nhật Bản trở thành nước có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới, tạo ra môi trường học tập lý tưởng nhất cho sinh viên Nhật và sinh viên nước ngoài.

Du học Nhật Bản đã và đang làm thay đổi tư duy, thay đổi định hướng và thay đổi cuộc sống của nhiều người. Các bạn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tại Việt Nam đang đứng trước cơ hội được học tập và trải nghiệm môi trường sống hiện đại, thụ hưởng nền giáo dục chất lượng quốc tế tại Nhật. Vậy có những khoản chi phí cần thiết nào cần chuẩn bị để bạn có thể chủ động với hành trình du học Nhật Bản ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho mình.

1. Học phí trường tiếng
Học phí tại các trường của Nhật Bản chỉ từ 5000 – 7000 USD mỗi năm tương đương trong khoảng 130 triệu tiền Việt. Ngoài ra còn có một số các khoản phí khác như làm visa, giấy tờ, ăn ở…

Chi phí du học Nhật Bản 2020

Đa số các bạn du học sinh Việt Nam sang Nhật đều du học Nhật vừa học vừa làm, vì thế chỉ cần khoảng 200 triệu bạn đã có thể đi du học Nhật Bản! Các khoản phí sau này bạn có thể tự trang trải bằng cách đi làm thêm, thậm chí nếu chăm chỉ còn có thể tiết kiệm được một khoảng tiền nữa.

2. Học phí trường chuyên môn
Khi bạn sang Nhật Bản học bạn sẽ trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 bạn học tiếng Nhật từ 1 năm 3 tháng đến 2 năm.

Nếu học tiếng nhanh, có thể chỉ sau 1 năm là bạn đã có chứng chỉ N3 – tiếng Nhật, và bạn có thể đăng ký học chuyên môn. Giai đoạn 2 bạn theo học các bậc học Trung cấp (2 năm), Cao đẳng (3 năm), Đại học (4 – 5 năm), Cao học (2 năm).…Thời gian học tập của bạn 1 ngày 3,5 tiếng. Sáng từ 9h – 12h30.

Bạn có thể chọn bất cứ chuyên ngành nào mà bạn yêu thích. Mức học phí trường chuyên môn cũng tùy vào từng ngành nghề và từng nhà trường. Trung bình mỗi năm chi phí khoảng 7000 USD (tương đương khoảng 150 triệu đồng)

Việc làm của bạn trong thời gian bạn học tập tại Nhật Bản là việc làm thêm. Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh được phép đi làm thêm du học Nhật Bản vừa học vừa làm 4h/1 ngày thường và 8h/1 ngày thứ Bảy, Chủ nhật.

3. Các khoản chi phí của du học sinh ở Nhật

– Tiền học của bạn bao gồm (học phí, sách vở, đồng phục, bảo hiểm, lệ phí thi…) khoảng 700,000 Yên/ 1 năm.

– Tiền ăn: Bạn chi phí du học Nhật khoảng 15,000 Yên/ 1 tháng (tự nấu ăn). Như vậy 1 năm sẽ là 180,000 Yên.

– Tiền ở: Bạn có thể ở ký túc xá của nhà trường hoặc thuê nhà bên ngoài để ở. Chi phí du học Nhật Bản phí thuê nhà vào khoảng 30,000 Yên/ 1 tháng. Như vậy 1 năm sẽ là 360,000 Yên

– Tiền tiêu vặt, đi lại, điện thoại 1 tháng khoảng 15,000 Yên. Như vậy 1 năm sẽ là 180,000 Yên.

Tổng chí phí 1 năm của bạn sẽ vào khoảng: 1,420,000 Yên.

Tổng thu nhập tối thiểu của bạn trong 1 năm: 121,600 Yên/ 1 tháng * 12 tháng = 1,459,000 Yên >1,420,000 Yên.

4. Chi phí trọn gói du học Nhật Bản trường tiếng
Số tiền bạn phải bỏ ra khi đăng ký du học Nhật Bản là khoảng 200 triệu đồng đến 240 triệu đồng (tùy theo mức học phí theo năm của các trường khác nhau và số tháng bạn đóng ký túc trước). Với mức chi phí trên thông thường đã bao gồm mọi khoản chi phí hồ sơ thủ tục visa, vé máy bay, học tiếng Nhật ở Việt Nam và các khoản đóng cho trường Nhật ngữ, như: học phí 1 năm; ký túc 6 tháng; bảo hiểm y tế; lệ phí nhập trường; phí tuyển khảo; tài liệu học tập…

Chi phí ban đầu mà học sinh cần chuẩn bị :

– Học phí, sách vở, đồng phục, bảo hiểm… cho 1 năm đầu tiên.
– Lệ phí nhà ở (ký túc xá) 6 tháng.
– Vé máy bay từ Việt Nam sang Nhật Bản.

Sau khi sang Nhật Bản, bạn cần phải làm các thủ tục giấy tờ như:

– Khám sức khỏe.
– Đăng ký bảo hiểm.
– Đăng ký điện thoại, internet (nếu muốn).
– Đăng ký làm thẻ ngoại kiều (giống như CCCD của Việt Nam).
– Đăng ký xin đi làm thêm.

Tất cả những thủ tục này sẽ mất khoảng 20 ngày. Tại Nhật Bản sẽ có 4 kì nhập học là tháng 1, tháng 4, tháng 7, tháng 10, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với TRAENCO để tư vấn về lộ trình học và chi phí du học Nhật Bản nhé!

Nhiều học sinh và sinh viên Việt Nam mong muốn đi du học Nhật Bản nhưng lại mung lung và mơ màng về thủ tục và giấy tờ hồ sơ visa. Chính bởi vì vậy, trong bài viết này, TRAENCO sẽ giúp bạn cung cấp những điều cần biết về visa du học Nhật Bản. Đây là là hành trang giúp bạn chủ động và tự tin hơn trong hành trình chinh phục ước mơ và tiến tới thành công trong tương lai.

1. Phân biệt visa du học Nhật Bản và Passport
Sau khi nhận được thông báo nhập học, học sinh cần tiến hành các thủ tục xin phép nhập cảnh vào Nhật Bản. Điều tiên quyết là phải xin được visa du học Nhật Bản như một thủ tục để nhập cư vào đất nước này. Không có nó, bạn không thể sang Nhật ngay cả khi nhà trường đã đồng ý tiếp nhận bạn. Trước hết, bạn cần phân biệt rõ giữa visa và Hộ chiếu. Trong trường hợp cụ thể, đối với du học Việt Nam sang Nhật Bản, hai loại giấy tờ này được hiểu như sau:

Thị thực nhập cảnh Nhật Bản (hay còn gọi là visa) là một loại chứng nhận quan trọng do Chính phủ Nhật Bản cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ. Còn hộ chiếu (Passport) là một loại giấy tờ quan trọng do Chính phủ Việt Nam cấp cho du học sinh như một Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài.

2. Các kiểu xin visa du học Nhật Bản

Xin Visa du học khi chưa nhận được “Giấy chứng nhận tư cách cư trú”
Đây là trường hợp, học sinh có nguyện vọng du học Nhật Bản xin làm thủ tục visa tại Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Việt Nam khi chưa có Giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Cách làm này mất rất nhiều thời gian vì hồ sơ xin Visa phải gửi đi gửi lại giữa hai nước cũng như trong nước Nhật. Vì vậy, Kokono khuyên bạn không nên chọn cách này, bởi thủ tục rất phức tạp và rủi ro như thất lạc giấy tờ cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình du học của bạn.

Xin Visa du học khi có “Giấy chứng nhận tư cách cư trú”
Với cách thứ 2, du học sinh Nhật Bản có phía nhà trường đại diện có thể được Cục quản lý nhập cảnh Nhật Bản cấp “Giấy chứng nhận tư cách cứ trú”, tiếp đến xin visa. TRAENCO sẽ giúp bạn xin visa theo hướng này, so với cách trên thì cách này nhanh hơn và thuận tiện hơn rất nhiều.

3. Xin Giấy chứng nhận tư cách cư trú COE
Certificate of Eligibility (COE) tức là Giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Sau khi có quyết định nhập học, VNPC sẽ giúp bạn liên lạc với trường về các thủ tục cần thiết để nhập học và các thủ tục khác cần tiến hành khi sang Nhật Bản. Lúc này, nhà trường sẽ nhận ủy quyền từ phía gia đình và VNPC, tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại các Cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương nơi trường đặt trụ sở. Thủ tục của mỗi trường sẽ khác nhau. Vì vậy, VNPC sẽ cùng bạn chuẩn bị mọi giấy tờ, hồ sơ theo yêu cầu của nhà trường mà bạn đã lựa chọn.

4. Tiến hành xin visa du học Nhật Bản
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận tư cách lưu trú, du học sinh tiến hành bổ sung những giấy tờ cần thiết khác để tiến hành thủ tục xin cấp visa tại Đại sứ quán Nhật Bản hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản. Tại sao lại là “hoặc”, đó là bởi Đại sứ quán Nhật Bản chỉ tiếp nhận hồ sơ của những người có nơi cư trú ở các tỉnh, thành phố từ Tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra phía Bắc; Tổng lãnh sự quán Nhật Bản sẽ quản lý từ các tỉnh từ Tỉnh Đắc Lắc, Phú Yên trở vào phía nam.

Thủ tục xin visa du học Nhật Bản
Các giấy tờ cơ bản cần thiết cho việc xin visa du học Nhật Bản bao gồm:

– Hộ chiếu
– Tờ khai xin cấp Visa 1 tờ
– 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
– Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật
– Tài liệu xác nhận chính xác bản thân (01 bản): Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học

Thời gian cần thiết để nhận kết quả visa Du học Nhật Bản
Thời gian nhận kết quả VISA du học Nhật Bản là 5 ngày kể từ ngày nộp đơn xin (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày)

5. Tiêu chuẩn cơ bản theo quy định về việc cấp visa du học Nhật Bản
Theo quy định, nếu người xin cấp visa thỏa mãn các yêu cầu dưới đây, trong trường hợp xét thấy việc cấp visa là hợp lý, sẽ được cấp visa.

– Người xin visa được xác nhận chính xác là có hộ chiếu còn hạn sử dụng, có quyền và tư cách được trở về nước mình hoặc tái nhập quốc lại nước người đó đang lưu trú.

– Hồ sơ xuất trình xin visa phải đầy đủ, hợp lệ.

– Hoạt động dự định của người xin visa tại Nhật hoặc thân phận, vị trí và thời hạn lưu trú của người xin visa phải phù hợp với tư cách lưu trú và thời hạn lưu trú được

Giấy chứng nhận tư cách lưu trú và visa là những giấy tờ quan trọng nhất để đươc nhập cảnh vào Nhật Bản nên cần được giữ gìn cẩn thận, các bạn cũng cần lưu ý về hiệu lực của những giấy tờ này. Để biết thêm thông tin chi tiết về visa du học Nhật Bản mời bạn liên hệ với TRAENCO ngay hôm nay!

CHƯA CÓ THÔNG TIN

CHƯA CÓ THÔNG TIN

TIN TỨC DU HỌC NHẬT BẢN

Xem thêm