Có thể nhận thấy rằng du học Đức đã trở thành truyền thống lâu đời thuộc quan hệ văn hóa- giáo dục song phương giữa Đức và Việt Nam. Ngay từ những năm 50 những thanh thiếu niên đầu tiên của Việt Nam đã sang học tập tại Đức (còn gọi là Moritzbuger). Tính tới thời điểm này, đã có khoảng 70.000 người Việt Nam đã tu nghiệp hoặc làm việc tại Đức, trong đó có 7.000 người đào tạo đại học, đã hình thành nên một cộng đồng người Việt đông đảo và chất lượng cao bên Đức.
1. Bạn biết gì về nước Đức?
- Tên gọi: Cộng hòa liên bang Đức
- Thủ đô: Berlin
- Dân số: 82,2 triệu (2015)
- Diện tích: 357,050 km² (hạng 61)
- Ngôn ngữ chính: Tiếng Đức
Vị trí địa lý: là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch (về phía Bắc), Ba Lan và Séc (phía Đông), Áo và Thụy Sĩ (về phía Nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía Tây).
Cộng hoà Liên Bang Đức nằm ở trung tâm Châu Âu với 16 tiểu bang tiếp giáp với 9 nước láng giềng. Mỗi bang lại có những đặc điểm văn hóa đặc sắc riêng biệt. Là một đất nước có khí hậu ôn đới với 4 mùa rõ rệt. Đến nước Đức bạn có thể ngắm nhìn những khung cảnh tuyệt đẹp và mơ mộng trong những câu chuyện cổ tích của châu Âu
Đức là một đất nước phát triển và có một nền văn hóa truyền thống lâu đời bậc nhất tại châu Âu, từ văn học cho đến âm nhạc và đặc biệt là văn hóa bia độc đáo.
2. Đức sở hữu nền kinh tế
Đức vốn không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, cho nên nền kinh tế của nước này chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Phần lớn diện tích nước Đức được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% – 3% dân số Đức làm việc trong ngành này. Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 3.824 tỷ USD (2015
Đức có nền kinh tế thị trường, với lực lượng lao động trình độ cao, vốn tư bản lớn, mức độ tham nhũng thấp, và mức độ sáng tạo cao. Đây là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới, và có nền kinh tế quốc dân lớn nhất tại châu Âu, đứng thứ tư trên thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ năm theo sức mua tương đương.
Khu vực dịch vụ đóng góp khoảng 71% cho tổng GDP (bao gồm công nghệ thông tin), công nghiệp 28%, và nông nghiệp 1%. Tỷ lệ thất nghiệp do Eurotat công bố đạt 4,7% trong tháng 1 năm 2015, là mức thấp nhất trong toàn bộ 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.Với mức 7,1%, Đức cũng có tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thấp nhất trong toàn bộ 28 quốc gia thành viên EU. Theo OECD Đức nằm trong các quốc gia có mức năng suất lao động cao nhất trên thế giới.
3. Hệ thống giáo dục tại Đức
Đức là một quốc gia có nền giáo dục được đánh giá cao và được xếp bậc nhất Châu Âu.Trong danh sách các trường top 400 và top 700 thế giới, số lượng các trường ở Đức rất lớn, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và UK.
Du học tại Đức, du học sinh hoàn toàn được miễn học phí như tất cả các sinh viên khác trên lãnh thổ Đức, hiện tại càng ngày càng có nhiều khóa master bằng tiếng Anh tại các trường ở Đức. Đây là một biện pháp để quốc tế hóa nền giáo dục Đức.
Môi trường đại học tại Đức rất được ưa chuộng với các ngành học đại học quốc tế cấp chứng chỉ Bachelor và Master, các ngành học hoàn toàn bằng tiếng anh, hệ thống đánh giá thành tích học tập cho phép tích lũy hoặc chuyển đổi tín chỉ và kết quả học tập. Nhận đinh chung về giáo dục Đức là quốc gia của những ý tưởng. Chỉnh phủ Đức đã cách tân trong giáo dục và nghiên cứu, sự quốc tế hóa giáo dục đại học và tăng cường hỗ trợ nghiên cứu.
Đức đang ngày càng trở thành quốc gia thu hút sinh viên quốc tế tới học tập, đặc biệt là học sinh sinh viên Việt Nam. Hiện tại, Đức là quốc gia có nền giáo dục đa dạng, được đánh giá cao và đang được xếp bậc nhất châu Âu. Trong danh sách 400 trường hàng đầu thế giới, số lượng trường đại học của Đức chiếm tỉ lệ cao chỉ sau Anh và Mỹ, như đại học Georg-August-Universität Göttingen, đại học Universität Heidelberg, đại học Freie Universität Berlin, đại học Technische Universität München, và đại học Humboldt-Universität zu Berlin… Trải rộng khắp nước Đức là một hệ thống trường đại học có thể đáp ứng được nguyện vọng và sở thích của mọi đối tượng với 376 trường đại học. Các ngành học khá đa dạng từ khoa học ngôn ngữ, khoa học truyền thông và văn hóa, luật, kinh tế, xã hội học cho đến nghệ thuật, âm nhạc, điện ảnh, thiết kế cho đến y học, nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài chính và dinh dưỡng học. Riêng trong ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, các trường đại học tổng hợp định hướng mạnh mẽ đến các ngành kỹ thuật đã liên kết lại thành nhóm TU9. Đây là nhóm trường nghiên cứu hàng đầu của Đức có các ngành đào tạo về toán học, tin học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
376 trường đại học tại Đức bao gồm:
Chi phí và kỳ nhập học(đơn vị tiền: Eur- €)
Chú ý: Sau năm học 2006-2007, các trường đại học tại Đức đã tiến hành thu học phí đối với bậc đại học, hiện tại, có 4 trên tổng số 16 bang tiến hành thu một mức học phí khoảng 200 Euro cho mỗi học kì. 4 bang đó là: Baden-Württemberg, Bavaria, Hamburg, và Lower Saxony. Các bang còn lại không thu học phí mà chỉ yêu cầu một khoản tiền nhỏ (tầm 50-100 euro) như là một khoản đóng góp.
4. Bạn có cơ hội đạt học bổng du học Đức không?
Chương trình học bổng DAAD
Sinh viên tốt nghiệp đại học đến từ các nước đang phát triển, trong đó có sinh viên Việt Nam có nguyện vọng học tại các trường ở Đức sẽ được xét cấp học bổng toàn phần hay bán phần chương trình học tại Đức do Cơ quan Trao đổi Hàn Lâm Đức (German Academic Exchange Service DAAD).
Học bổng của các tổ chức ở Đức
Hiện tại, tại Đức có rất nhiều tổ chức cấp các xuất học bổng cho sinh viên quốc tếí dụ, tiêu biểu như tổ chức Heinrich Boll – Cơ quan tầm nhìn xanh trao tặng học bổng cho khoảng 1000 sinh viên đại học tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp, nghiên cứu sinh đang học tập và nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực, đến từ các quốc gia ở các trường đại học của Đức. học bổng bao gồm các khoản trợ cấp như sau: €750 mỗi tháng dành cho sinh viên theo học thạc sỹ và €1000 mỗi tháng cho sinh viên theo học tiến sỹ.
Học bổng Erasmus Mundus dành cho các chương trình tại Đức
Liên minh châu Âu có một học bổng danh cho các sinh viên mong muốn theo học chương trình Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ đến từ các quốc gia đang phát triển ngoài châu Âu. Hàng năm chương trình học bổng này sẽ cấp cho khoảng 1000 sinh viên bắt đầu từ năm 2009.
5. Chất lượng cuộc sống tại Đức như thế nào?
Theo bảng xếp hạng của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2017 do Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững Đức nằm trong top 20 nước hạnh phúc nhất thế giới.
Tạp chí International Living mới đây đã xếp hạng Đức là quốc gia thứ 4 trên thế giới có chất lượng cuộc sống tốt nhất.
Chất lượng bảo hiểm y tế, tiền lương trung bình ở mức cao, chất lượng cơ sở hạ tầng cũng là một vẫn đề quan trọng tại Đức.
Tạp chí cũng đánh giá, tại Đức không gian dành cho những người yêu thiên nhiên và thể thao cũng rất rộng rãi. Người dân có thể đi dạo quanh các công viên quốc gia rộng lớn và còn có cả các đường mòn riêng biệt dành cho những người thể thao chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, cơ hội việc làm được nhà nước cho phép và tạo mọi điều kiện để Du Học Sinh được đi làm thêm trong thời gian học tập tại Đức.
6. Ngôn ngữ giao tiếp tại Đức
Ngôn ngữ chính là tiếng Đức được sử dụng trên cả 12 bang, tùy từng bang mà người dân sử dụng những cách nói khác nhau và có thể dùng cả tiếng Pháp, đa phần tầng lớp trẻ và trí thức của Đức sử dụng tốt tiếng Anh. Người Đức từ trước đến nay luôn tự hào về văn hóa dân gian và tính dân tộc của đất nước mình, cũng như hiện tại họ tự hào về mức độ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào đời sống. Có thể nói về mặt khoa học kỹ thuật và y dược: cơ khí – điện tử – ô tô các sản phẩm của Đức luôn luôn có chất lượng và độ bền tốt nhất, cũng như các bệnh viện hàng đầu thế giới là nơi chữa trị cho nhiều ca bệnh hiểm nghèo một cách phi thường.
7. Văn hóa Đức
Đức là một đất nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời và phong phú bậc nhất châu Âu. Đầu tiên phải nói đến “Văn hóa đọc” là một đặc trưng của nước Đức, với nhiều hội chợ sách quanh năm, các thư viện Đức luôn là những nơi tuyệt vời cho những người cần nghiên cứu.
Là một trung tâm nhạc cổ điển với nhiều nhạc sỹ lừng danh, đây là vùng đất của Goeth và Beethoven. Chính vì thế tại Đức thường tổ chức thường xuyên các buổi hòa nhạc hay các lễ hội âm nhạc, mặc dù có rất nhiều chương trình Techno-rung Berlin và lễ hội nhạc rock được biểu diễn hàng năm nhưng bên cạnh đó vẫn còn các chương trình nghệ thuật và các buổi hòa nhạc cổ điển được tổ chức tại các nhà hát lớn.
Về lịch sử và nghệ thuật nước Đức còn tồn tại nhiều di tích, bảo tàng về chiến tranh cũng như nghệ thuật, các nơi này đều được mở cửa cho công chúng tham quan. Nước Đức cũng rất mạnh về thể thao, đặc biệt là bóng đá.
8. Những chương trình Ẩm thực – Du lịch đặc sắc tại Đức
Là một nước châu Âu, phong cách ẩm thực của Đức mang đậm nét phương Tây. Điều này thể hiện qua các món ăn truyền thống – nổi tiếng nhất là các loại xúc xích – và thức uống là bia. Cũng như các nước châu Âu khác, các món ăn của người Đức được làm từ các loại thịt – chủ yếu là heo, bò, gà, ngỗng, …các món bánh từ lúa mì, lúa mạch, khoai tây. Thực đơn có rất nhiều chất đạm và chất béo, bữa sáng nhất thiết có sữa và thịt, bánh mì.
Là thành phố lớn nhất nước Đức, nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại. Berlin có nhiều di tích lịch sử, chiến tranh cũng như các công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu cổ, nhiều khu bảo tàng, nhà thờ và điểm tham quan cho mọi người đến với Đức.Văn hóa
Với 1 vẻ đẹp cổ kính lãng mạn xen lẫn hiện đại nước Đức là nơi luôn thu hút rất nhiều du khách nhất và vào các mùa lễ hội. Được mệnh danh là thiên đường của bia và xúc xích, các bạn sẽ rất thích thú khi đi tới những quán bia với vô số các loại bia khác nhau. Thưởng thức hương vị của hàng trăm loại xúc xích cũng là 1 việc hết sức thú vị.
9. Tôn giáo tại Đức là gì?
Hai tôn giáo chính ở Đức là đạo Cơ Đốc và đạo Do Thái. Hồi giáo chỉ mới xuất hiện và lan rộng ở Đức sau chiến tranh thế giới lần thứ nhì. Phần lớn đân số Đức theo đạo Cơ Đốc: 32,0% theo đạo Tin Lành (Bắc và Đông Đức), 31,7% theo đạo thiên chúa La Mã (Tây và Nam Đức), 1,14% theo đạo Cơ Đốc chính thống. Khoảng 27% người Đức không theo tôn giáo nào cả, phần lớn trong số họ sống ở miền Bắc, nhất là những vùng thuộc về Đông Đức cũ. Số còn lại theo các đạo khác.
10. Những ngày lễ ở Đức
Phần lớn các ngày lễ ở Đức đều bắt nguồn từ các ngày lễ của giáo hội giống như lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh. Trong khi ngày quốc khánh và ngày 1/5 được quy định rõ trong luật liên bang là ngày lễ của toàn quốc, thì những ngày lễ còn lại đều do luật của mỗi tiểu bang tự quy định riêng. Ví dụ, trong khi những người ở Bayern được nghỉ lễ thì những người sống ở Berlin vẫn phải đi làm bình thường.
11. Chính trị ở Đức khá ổn định
Thủ đô và trụ sở chính phủ của cộng hòa liên bang Đức là Berlin. Theo điều luật 20, hiến pháp Đức thì cộng hòa liên bang Đức là một đất nước dân chủ, xã hội và hợp kiến. Nước Đức có tất cả 16 bang, một số bang được hình thành bởi nhiều khu hành chính khác nhau. Đất nước được cai quản theo hiến pháp (Grundgesetz). Trong khi nguyên thủ quốc gia là tổng thống với nhiệm vụ đại diện cho đất nước, thì thủ tướng là người điều hành đất nước. Thủ tướng là người có quyền quyết định đường lối lãnh đạo chính trị.
Nước Đức là một liên bang, điều đó có nghĩa là bộ máy chính trị của Đức được chia ra làm hai cấp: cấp liên bang, đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, và cấp tiểu bang của từng bang một. Mỗi cấp đều có một bộ máy hành chính riêng: hành pháp (executive), lập pháp (legislative) và tư pháp (judicial).
Các điều luật của liên bang được ban hành bởi quốc hội liên bang (Bundestag) cùng với hội đồng quốc gia liên bang (Bundesrat). Trong trường hợp 2/3 đa số của cả hai cơ quan này đều chấp thuận, hiến pháp mới được phép được thay đổi. Các điều luật ở cấp tiểu bang đều do quốc hội tiểu bang (Landestag) quyết định.
Trong khi bộ máy hành pháp cấp liên bang được hình thành bởi chính phủ liên bang dưới sự lãnh đạo của thủ tướng, thì các thứ trưởng có quyền ban hành sắc lệnh ở cấp tiểu bang. Các cơ quan hành chính ở cấp liên bang và tiểu bang được điều hành bởi các bộ trưởng.
Toàn án hiến pháp liên bang có nhiệm vụ theo dõi và đánh giá việc tuân thủ hiến pháp của các cơ quan nhà nước khác. Tòa án tối cao của liên bang Đức nằm tại Karlsruhe. Phần lớn các vụ việc đều do các tòa án tiểu bang quyết định, tòa án hiến pháp liên bang chỉ là nơi cuối cùng kiểm tra và xem xét lại các quyết định của các tòa án tiểu bang.
11. Hệ thống giáo dục Đức
Cộng hòa liên bang Đức là quốc gia có chế độ liên bang, giáo dục nằm trong thẩm quyền của mỗi bang. Việc tổ chức ngành giáo dục có những khác biệt giữa các bang, mỗi bang có bộ luật và hệ thống giáo dục riêng. Để phối hợp các hoạt động giáo dục của các bang, và đảm bảo sự thống nhất cần thiết, Hội nghị các bộ trưởng văn hoá giáo dục (viết tắt là KMK) và Uỷ ban Liên bang – Bang đã được thành lập (năm 1949 và 1970). Ở Đức, theo quy định của hiến pháp, toàn bộ ngành giáo dục chịu sự quản lý của nhà nước. Quyền thành lập các trường tư được đảm bảo thông qua những quy định đặc biệt.
Nghĩa vụ bắt buộc đến trường (giáo dục phổ cập) được quy định trong hiến pháp các bang. Có sự phân biệt giữa nghĩa vụ học phổ thông (toàn thời gian) và nghĩa vụ học nghề. Nghĩa vụ học phổ thông kéo dài đến khi kết thúc năm thứ 9 đến trường (ở 4 bang cho đến năm thứ 10). Khái niệm „năm đến trường“ không được nhầm với khái niệm „bậc lớp“ (ví dụ: với một học sinh ở lại lớp hai lần, nghĩa vụ đi học toàn thời gian kết thúc ở cuối lớp 7 hoặc lớp 8). Nghĩa vụ học nghề là 3 năm, bắt đầu sau khi kết thúc nghĩa vụ đi học phổ thông nếu không học tiếp trung học cơ sở hay trung học phổ thông tại một trường giáo dục phổ thông.
Ngành giáo dục của một bang được quản lý trong một bộ riêng. Tên và phạm vi chức năng của mỗi bộ được từng chính phủ bang đó quy định, phổ biến là Bộ giáo dục và văn hóa. Bộ giáo dục và văn hoá là cơ quan chức trách cao nhất của một bang đối với ngành giáo dục bang đó. Bộ giáo dục và văn hoá cùng ban quản lý nhà trường chịu trách nhiệm cả việc lập kế hoạch lẫn công tác tổ chức hệ thống nhà trường. Quyền hạn và trách nhiệm ở các bang được phân chia theo cách: bộ giáo dục văn hoá chịu trách nhiệm về nhân sự đội ngũ giáo viên (GV) và nội dung công việc ở các trường, còn các địa phương chịu trách nhiệm đối với trang thiết bị, trường sở và vật chất.
Chương trình giáo dục phổ thông do các bang quyết định. Ở bình diện liên bang, hiện nay đã ban hành chuẩn giáo dục các môn học. Các bang xây dựng và ban hành chương trình khung riêng cho bang. Các trường dựa vào chương trình khung cần tự xây dựng chương trình dạy học riêng phù hợp với đặc thù của nhà trường. Điều này đòi hỏi GV phổ thông cần có năng lực phát triển chương trình dạy học chi tiết của môn học. Sách giáo khoa phổ thông do các nhà xuất bản tổ chức biên soạn dựa trên các chương trình đào tạo và sau khi được Bộ giáo dục thẩm định và cho phép thì sẽ được lưu hành trên thị trường. Các trường và GV có thể tự chọn sách giáo khoa cho mỗi môn học.
Trong lĩnh vực giáo dục đại học, các trường đại học Đức có tính tự chủ tương đối cao. Các chương trình đào tạo đại học do các trường tự xây dựng. Với sự đưa vào hệ thống kiểm định chất lượng, giáo dục đại học của Đức được kiểm định và đánh giá, bao gồm các hình thức đánh giá trong và đánh giá ngoài.
Cấu trúc của hệ thống giáo dục tại Đức
Phân loại các bậc học tại Đức
So với hệ thống giáo dục tại Mỹ, bậc tiểu học và THCS tại Đức tương đối phức tạp hơn.
Sơ đồ hệ thống giáo dục Đức
Hệ mẫu giáo:
Các trường mẫu giáo tại Đức đều được vận hành bởi nhà thờ hoặc tổ chức phi lợi nhuận, chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ. Hệ thống này được chia nhỏ thành nhiều lớp:
- Kinderkrippe: dành cho trẻ từ tám tuần đến 3 tuổi
- Kita: dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi từ 7h sáng đến 5h chiều
- Kindergarten: Dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi (nửa ngày hoặc cả ngày)
- Hort hay Schulhort: cung cấp dịch vụ chăm sóc sau giờ học cho học sinh tiểu học
Hệ giáo dục tiểu học
Đến 6 tuổi, trẻ em tại Đức sẽ nhập học vào trường tiểu học (còn gọi là Grundschule) trong 4 năm. Riêng tại Berlin và Brandenburg, bậc tiểu học kéo dài đến 6 năm. Hầu hết các trường có kỳ nhập học vào tháng 9 hàng năm
Hệ giáo dục phổ thông
Sau khi kết thúc chương trình tiểu học (bình thường là 10 tuổi và 12 tuổi tại Berlin và Brandenburg), học sinh sẽ chọn lựa một trong 5 loại giáo dục phổ thông sau:
- Hauptschule (dành cho lớp 5-9 hoặc 5-10): là lựa chọn kém phổ biến nhất tại Đức, phù hợp cho các học sinh có định hướng kinh doanh và tham gia vào các khu công nghiệp trong tương lai. Hauptschule cung cấp cho học sinh các khóa đào tạo nghề, phần lớn học sinh sẽ tham gia làm việc part-time ở vị trí học việc. Sau khi hoàn thành bài thi cuối khóa (cuối lớp 9 hoặc 10), phần lớn học sinh sẽ chuyển đến học tại Berufsschule- một loại trường dạy nghề trong 2 năm.
- Realschule (dành cho lớp 5-10): khoảng 40% học sinh lựa chọn hình thức này tại Đức mỗi năm. Loại hình này có tính chất tương tự bậc học tại Mỹ. Học sinh sẽ được giảng dạy những kiến thức học thuật căn bản.
- Mittelschule (lớp 5-10): loại hình này là kết hợp giữa học nghề và học lý thuyết (kết hợp giữa Hauptschule và Realschule)
- Gymnasium (dành cho lớp 5-12 hoặc 5-13): phù hợp với học sinh có mong muốn vào đại học. Hiện nay, chương trình học của Gymnasium rất nặng về lý thuyết (học 2 loại ngoại ngữ, với các kiến thức khó trong toán học và các môn khoa học)
- Gesamtschule (dành cho lớp 5-12 hoặc 5-13) trực thuộc bang, là sự kết hợp của ba loại hình trên.
Nhận xét về chương trình giáo dục THPT tại Đức
Khi người Đức nhắc đến dự bị đại học, họ thường nghĩ đến “Abitur”, kì thi cuối khóa của bậc trung học phổ thông – một kì thi tối quan trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến con đường học vấn của đa số học sinh. Chương trình này chủ yếu có tại một dạng trường cụ thể gọi là “Gymnasium”(trường khoa học). Các em học sinh thường bắt đầu học tại trường này ngay sau khi tốt nghiệp tiểu học. Các chương trình bao gồm giai đoạn trung học cơ sở (tới lớp 10) và giai đoạn trung học phổ thông từ 2 đến 3 năm. Như vậy, trung học cơ sở và phổ thông chiếm tổng cộng 12 đến 13 năm.
Các môn học trong chương trình Gymnasium thường được thiết kế để đảm bảo việc các em sẽ sẵn sàng cho bậc giáo dục đại học dựa trên các lớp học bắt buộc ở các môn chính bao gồm: ngôn ngữ, ngữ văn và nghệ thuật, khoa học xã hội, toán học, và khoa học tự nhiên. Những chương trình này bao gồm các kì thi viết và nói đầy thử thách, và được quản lý bởi Bộ Giáo dục của từng bang, và đa số các bang đều thống nhất một nội dung tiêu chuẩn để đảm bảo một kì thi chung cho toàn bộ học sinh.
Sau khi hoàn thành kì thi, học sinh sẽ nhận được “Zeugnis der allgemeinen Hochschulreife” (giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học tổng quát), một chứng chỉ giúp cho học sinh có quyền lợi pháp luật được tham gia học tại một trường đại học. Bởi vì việc học ở Đức là miễn phí, chuyện này làm cho Đức nghe có vẻ như một thiên đường cho việc học thuật. Nhưng trong thực tế, việc được nhận vào các trường đại học rất khó nhằn. Điểm thi Abitur sẽ quyết định liệu học sinh có được nhận một cách nhanh chóng vào các chương trình danh tiếng mà chỉ nhận một số lượng học sinh nhất định. Theo Quỹ Tài trợ Tuyển sinh Đại học Đức, thời gian chờ đợi tuyển sinh vào các chương trình Y học, vào năm 2015, là 7 năm đối với học sinh có điểm thấp.
Hệ giáo dục sau phổ thông:
Berufsschule (trường dạy nghề- từ 2 đến 3 năm): không thuộc hê thống giáo dục công lập nhưng lại được đầu tư và bảo trợ bởi chính phủ liên bang. Berufsschule kết hợp giữa giáo dục lý thuyết và học nghề. Phần lớn học sinh sẽ có chứng chỉ sau khi hoàn thành Realschule và Mittelschule để được chấp nhận vào Beufsschule
Nước Đức có rất nhiều chương trình giáo dục dạy nghề khác nhau tại bậc trung học phổ thông. Một nhóm nhỏ những chương trình này giống với những chương trình trong tuyến giáo dục tổng quát ở chỗ là học sinh được nhận hướng dẫn trong lớp học toàn thời gian.
Dạng giáo dục dạy nghề bậc trung học phổ biến nhất lại rất nặng về huấn luyện thực tế. Hơn 50% học sinh giáo dục dạy nghề Đức học trong những hệ thống giáo dục dựa vào công việc thực tế. Đây còn được gọi là “Chương trình Kép”, một chương trình kêt hợp lý thuyết trên lớp học với huấn luyện thực tế ngoài đời trong môi trường làm việc thật sự. Chương trình này được xem là một hình mẫu lý tưởng cho các quốc gia đang tìm giải pháp cho tỉ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là ở trong giới trẻ. Trong những lúc tỉ lệ thất nghiệp ở người trẻ tăng cao ở những nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Đức là nước có tỉ lệ thất nghiệp ở người trẻ tuổi thấp thứ nhì, chỉ sau Nhật Bản – một thành tích của “Chương trình Kép”. Học sinh theo học “Chương trình Kép” được nhận vào sau khi hoàn thành bậc trung học cơ sở. Hệ thống này được miêu tả như một chương trình “bánh mì kẹp thịt” khi mà học sinh tham dự trường dạy nghề bán thời gian, trong một vài tuần liên tiếp hoặc một vài ngày trong tuần. Học sinh sẽ dùng số thời gian còn lại tại nơi làm việc. Những công ty tham dự vào chương trình này bắt buộc phải huấn luyện học sinh theo luật lệ của cả nước, và phải trả lương (thấp) cho các em. Các chương trình này kéo dài từ 2 tới 3 năm rưỡi, và kết thúc với buổi kiểm tra cuối kì, và được chấm thi bởi các cơ quan có thẳm quyền trong lĩnh vực đó, thường là những hiệp hội nghề nghiệp trong khu vực như Phòng Thương mại và Công nghiệp và Phòng Thủ Công nghiệp.
Đa số các trường dạy nghề còn cung cấp cho học sinh một con đường tiến lên thẳng giáo dục đại học thông qua các khóa học kép. Những học sinh đi theo tuyến này sẽ nhận được bằng “Zeugnis der Fachhochschschulreife” (giấy chứng nhận hoàn thành trường đại học khoa học ứng dụng), một giấy phép cho phép các em nộp vào một nhóm các trường đại học, hay còn gọi là các trường đại học khoa học ứng dụng, cũng như các trường đại học khác ở một số nhỏ các bang. Phần lý thuyết của chương trình này được hoàn thành sau 12 năm.
Giáo dục đại học và sau đại (higher education)
Tính đến năm 2013, Đức có tổng cộng 427 cơ sở giáo dục bậc đại học. Trong đó có 6 cơ sở đào tạo sư phạm, 17 trường đạo, 52 cao đẳng nghệ thuật, 215 học viện kỹ thuật, và 20 viện đào tạo các bang. Chỉ có khoảng dưới 100 trường tư nhân tại Đức
- Hệ thống các trường đại học tổng hợp : các chương trình giảng dạy luôn phải được tuân thủ và định hướng theo nghiên cứu dựa trên nguyên tắc duy nhất: “Sự thống nhất trong nghiên cứu và giảng dạy”. Hệ thống những trường này luôn đóng vai trò nòng cốt trong giáo dục đại học Đức từ trước đến nay.
- Hệ thống các trường đại học khoa học ứng dụng: Chương trình đào tạo định hướng thực tiễn, chuyên sâu vào kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn. Các chương trình đào tạo luôn được tổ chức, sắp xếp chặt chẽ nên thời gian học tập được rút ngắn hơn (thông thường là 4 năm). Đặc biệt sinh viên của các trường thực hành có thể dễ dàng xin việc sau khi tốt nghiệp vì phần lớn các doanh nghiệp Đức cũng như doanh nghiệp Việt Nam đều muốn tuyển dụng những nhân viên có tay nghề và thực hành giỏi.
Hệ thống bằng cấp tại Đức
Hệ thống bằng cấp tại Đức cũng giống như các quốc gia khác tại Châu Âu được chia thành 2 cấp: Cử nhân (Bachelor) (thời gian học từ 6 – 8 học kỳ) và Thạc sĩ (Master) với thời gian học từ 2 đến 4 học kỳ. Cả hai cấp độ này đều có yêu cầu sinh viên phải vượt qua các kỳ thi được quy định trong chương trình học hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Đối với một số ngành như y khoa, bác sỹ, luật và dược sỹ cũng như giáo viên các sinh viên sẽ phải vượt qua các kỳ thi quốc gia khác được quy định trước khi tốt nghiệp, Sau khi hoàn thành chương trình Thạc sỹ, sinh viên có thể tiếp tục theo đuổi chương trình tiến sĩ (Doktor). Bằng tốt nghiệp tại các trường đại học Đức được công nhận trên toàn thế giới. Chất lượng giáo dục của các trường đại học Đức được đánh giá rất cao trên thế giới.
Sự khác biệt trong hệ thống giáo dục có thể được thấy giữa các trường đại học công và tư. Trường đại học công được tài trợ bởi chính phủ và không tính học phí hay chỉ là khoản tiền nhỏ . Các trường đại học tư nhân ngược lại hoạt động dựa trên nguồn tài chính là học phí của sinh viên và do đó mức học phí đối với sinh viên là khá cao. Ở Đức có thể thấy số lượng các trường đại học công nhiều hơn nhiều so với số lượng đại học tư. Luật pháp Đức quy định rằng giáo dục cần được cung cấp cho tất cả mọi người và tất cả mọi người đều có quyền được tiếp nhận sự giáo dục đầy đủ . Vì vậy, trong nhiều lĩnh vực học phí đã được bãi bỏ và trong các lĩnh vực khác thì mức học phí là rất nhỏ.
Đức được xếp vào nhóm các quốc gia có chính sách xã hội tốt nhất hàng đầu thế giới. Chi tiêu cho giáo dục luôn nằm trong sự ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Hệ thống giáo dục Đức hướng tới sự công bằng, tính độc lập, sáng tạo và yêu cầu chất lượng cao. Điều đó tạo cơ hội cho tất cả mọi người đều được đi học, không chỉ là những người có điều kiện. Các chương trình đào tào luôn coi người học là trung tâm, thầy cô giáo là những người hướng dẫn, đồng hành, các học viên luôn phải suy nghĩ, phản biện, thực hành và hoàn thiện chính mình. Từ đó, các bạn có suy nghĩ độc lập, tư duy linh hoạt và logic. Nói đến Đức là nói đến sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Điều đó thể hiện trong các sản phẩm họ tạo ra. Yêu cầu cao chính là thách thức cho những người trẻ để hoàn thiện bản thân, phát triển xã hội theo hướng chuyên nghiệp. Những học viên du học Đức ngành cơ khí điện tử đều được có cơ hội thực hành tại các cơ sở, doanh nghiệp có trụ ở tại nước Đức và sau khóa thực hành đó sẽ có năng lực thực sự để tham gia vào thị trường lao động ngay sau tốt nghiệp. Quá trình thực tập, các bạn cũng được trả thù lao xứng đáng khi làm việc tại các cơ sở hay công ty bạn thực hành.