- Diện tích: 377.815 km2
- Dân số: 127.4 triệu người
- Thủ đô: Tokyo
- Tiền tệ: Yên Nhật – JPY
- Các thành phố lớn: Tokyo, Nagoya, Osaka, Fukuoka, Hiroshima, Kyoto…
Vị trí địa lý:
Nằm ở Đông Á, phía Tây của Thái Bình Dương, Nhật Bản là một quốc đảo gồm 4 đảo chính, Honshu (本州), Hokkaido (北海道), Kyushuy (九州) và Shikoku (四国), nhiều dãy đảo và khoảng 3.900 đảo nhỏ. Trong đó, đảo Honshu chiếm trên 60% diện tích cả nước. Nhật Bản cũng thường được biết đến với rất nhiều núi và núi lửa, tiêu biểu là ngọn núi cao nhất, biểu tượng của đất nước hoa anh đào – núi Phú Sĩ. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Tổng diện tích của Nhật Bản là 377.815 km², nằm xoải theo bên sườn phía Đông lục địa Châu Á và đứng thứ 60 trên thế giới về diện tích.
Đặc điểm về khí hậu
Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt. Mùa hè ấm và ẩm, bắt đầu khoảng giữa tháng 7; Mùa Xuân và mùa Thu là những mùa dễ chịu nhất trong năm. Vì có mưa nhiều và khí hậu ôn hòa nên trên khắp quần đảo Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ và cây cối xanh tốt. Vì là một quần đảo ở phía Tây Thái Bình Dương, nên Nhật Bản cũng thường xuyên phải hứng chịu những thiên tai như bão, sóng thần, động đất. Tuy nhiên, với hệ thống cảnh báo phát triển, những nhà trắc địa và nghiên cứu khí hậu Nhật Bản đã có thể dự báo và đo lường những tình huống thời tiết xấu ở một mức độ nhất định để cảnh báo cho người dân.
Kinh tế
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Tuy nhiên, được biết đến như “đất nước mặt trời mọc” với nền kinh tế phát triển, các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao độ trong những năm 1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục.
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới.
Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật.
Giao thông
Tại Nhật Bản, 15 phút là quá xa để đi bộ từ nhà bạn đến một ga tàu, nước miễn phí ở khắp mọi nơi và đồ đạc gần như không thể thất lạc. Giao thông công cộng tại Nhật phát triển đáng kinh ngạc, thường thì chỉ 5 đến 10 phút đi bộ là bạn đã có thể tìm thấy một nhà ga, chưa kể đến những điểm trung tâm như Tokyo thì chỉ cần khoang 2 đến 3 phút. Nếu ở trong nội thành, bạn gần như không bao giờ cần đến phương tiện các nhân vì có sẵn tàu điện và xe bus đi tới mọi địa điểm. Nếu muốn di chuyển giữa các thành phố, bạn có thể chọn bus đường dài, tàu điện, Shinkansen, máy bay, tàu thuyền tùy theo mức độ nhanh, giá cả và sự thoải mái khác nhau.
Trong đó, bus đường dài và các hãng hàng không giá rẻ là sự lựa chọn ưu việt nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, còn nếu muốn tiết kiệm thời gian bạn có thể chọn máy bay. Bạn có thể mua vé tàu thông qua các hệ thống máy bán vé tự động hoặc mua thẻ Suica – một loại thẻ thanh toán cho các phương tiện giao thông công cộng tại Nhật mà bạn có thể nạp tiền qua hệ thống máy ở các nhà ga.
Bên cạnh đó, đường sắt Nhật Bản được coi là hệ thống đường sắt an toàn nhất thế giới với độ chính xác cao. Theo các bạn sinh viên tại Nhật cho biết thì chưa bao giờ thấy tàu điện tại Nhật sai đến 30s trong điều kiện bình thường, tàu chỉ chậm tuyến hoặc bị tạm dừng khi có gió bão, tuyết.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản:
Ở Nhật Bản, hệ thống giáo dục có nhiều đặc điểm khác với Việt Nam. Nếu Ở Việt Nam chúng ta có 5 năm Cấp I, 4 năm Cấp II, 3 năm Cấp III, và 4 năm Đại học thì ở Nhật Bản học sinh lại phải trảỉ qua 6 năm Cấp I, 3 năm Cấp II, 3 năm Cấp III và 4 năm Đại học. Nhật Bản cũng có nhiều loại trường học như ở Việt Nam.
- Mẫu giáo (1 đến 3 năm)
- Tiểu học ( 6 năm, từ 6 đến 12 tuổi)
- Trung học cơ sở ( 3 năm, từ 13 đến 15 tuổi)
- Trung học phổ thông ( 3 năm)
- Cao đẳng (2năm, có khoa học 3 năm)
- Cao đẳng kỹ thuật ( Từ 5 đến 5,5 năm)
- Đại học ngắn hạn ( 2 năm)
- Đại học chính quy ( 4 năm)
- Trường dạy nghề (1 năm trở lên)
- Trường trung cấp ( 1 năm trở lên)
Trong hệ thống này giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc, từ bậc Trung học phổ thông không bắt buộc. Tỷ lệ học cấp III hiện nay của Nhật là gần 100%. Nhật Bản hiện đang có chủ chương phổ cập giáo dục bậc Phổ thông trung học. Tỷ lệ học đại học của Nhật hiện chỉ đứng sau Mỹ( khoảng 50%).
Hiện nay Nhật Bản đang thực hiện các chính sách thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập. Rất nhiều trường Dự bị tiếng được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho sinh viên nước ngoài. Như trường Kurume, Koiwa, Ngoại ngữ Osaka…Ngoài ra chính phủ Nhật còn hỗ trợ cho lưu học sinh thông qua các chương trình học bổng như Học bổng toàn phần, miễn học phí, hỗ trợ tiền thuê nhà, ăn ở…
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục đầu tư cho giáo dục nhằm đưa Nhật Bản trở thành nước có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới, tạo ra môi trường học tập lý tưởng nhất cho sinh viên Nhật và sinh viên nước ngoài.